Bể phốt là khu vực xử lý chất thải quan trọng đối trong sinh hoạt hàng ngày, giúp hạn chế tắc nghẽn đường ống nước thải tối ưu, cũng như đảm bảo an toàn với sức khỏe và môi trường.
Mục Lục
Cách tính khối lượng bể phốt đơn giản, chính xác nhất
Việc tính toán cẩn thận khối lượng bể phốt là bao nhiêu, sẽ là giải pháp tối ưu giúp bạn dễ dàng xử lý được lượng chất thải tồn đọng lâu ngày trong bể phốt hiệu quả. Theo đó, bể phốt với thiết kế hình hộp, bạn có thể áp dụng cách tính thể tích cơ bản, từ đó suy ra khối lượng bể phốt nhanh chóng.
Công thức tính thể tích bể phốt (m3) đơn giản như sau: V = a x b x h
Trong đó:
- a: Chiều dài bể phốt
- b: Chiều rộng bể phốt
- H: Chiều cao bể phốt
Ví dụ: Bể phốt gia đình bạn có kích thước chiều dài, chiều rộng và chiều cao lần lượt là: 4m, 3m và 2m. Khi đó, thể tích bể phốt áp dụng theo công thức sẽ được tính như sau:
Thể tích (V) = 4 x 3 x 2 = 24 (m3)
Như vậy, bể phốt với thể tích 24m3 có thể chứa lên đến 24m3 chất thải sinh hoạt hàng ngày của gia đình bạn. Vậy nên, chỉ cần đo và nhân chính xác độ dài các cạnh bể phốt với nhau, bạn đã có thể dễ dàng tính được thể tích/khối lượng của bể phốt.
Những lưu ý quan trọng khi thiết kế bể phốt
Xây dựng bể phốt gia đình, chung cư hay nhà máy, xí nghiệp,… đều sẽ có những thiết kế bể phốt khác nhau. Tuy nhiên, để đảm bảo độ bền và dễ dàng tính khối lượng bể phốt khi cần thiết, bạn sẽ cần chú ý 1 số vấn đề sau:
- Thể tích (hay kích thước) bể phốt đều sẽ được tính theo đơn vị m3
- Thể tích bể phốt to hay nhỏ sẽ phụ thuộc vào quy mô và khối lượng chất thải mỗi ngày. Chẳng hạn như: Tòa nhà chung cư trên dưới 10 căn hộ, thì thể tích bể phốt trung bình sẽ dao động từ 11.4 – 13.4 m3.
- Độ dày bể phốt tối thiểu 200mm hoặc dày hơn, có thể chứa khối lượng chất thải lớn hơn rất nhiều, tránh tình trạng nứt vỡ, chống thấm nước hiệu quả
- Tính toán chính xác khối lượng bể phốt sẽ giúp bạn dễ dàng cân đối trọng lượng chất thải cần xử lý, từ đó cân nhắc giải pháp hợp lý và tiết kiệm chi phí nhất